xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ mầm non thường mắc bệnh tiêu hóa gì?

THIÊN PHÚC

NHI KHOA.- Nếu nuôi con bằng sữa bột thì cho uống sữa bằng ly và muỗng, không dùng bình cho bú, không cho ngậm vú cao su. Sáng 9-3, Báo Yêu trẻ tổ chức cuộc hội thảo “Những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ tuổi mầm non”. Cuộc hội thảo đã thu hút sự tham gia của đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ y tế, giáo viên phụ trách sức khỏe các trường mầm non, trung tâm y tế quận, huyện TPHCM, các bậc phụ huynh học sinh... Điều đó cho thấy những bệnh này đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Ba nguyên tắc chăm sóc tại nhà cho trẻ tiêu chảy

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc - Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM - cho biết chỉ tính riêng tại khoa này hàng năm đã khám cho 20.000 trẻ em bị tiêu chảy. Những trẻ không cần nằm viện sẽ được điều trị tại nhà. Khi đó cần phải làm đúng ba nguyên tắc: 1- Uống nước nhiều hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy: Cho trẻ uống thêm nước chín, nước trái cây (cam vắt, dừa tươi), canh, cháo, sữa chua, sữa đậu nành... Pha trọn một gói ORESOL với một lít nước chín cho trẻ uống theo liều lượng dưới 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần tiêu nước; từ 2 tuổi trở lên: 100-200 ml sau mỗi lần đi tiêu. 2- Ăn, bú nhiều hơn thường ngày: Thực phẩm nên đủ bốn nhóm là bột, đạm, béo và rau quả, không kiêng ăn, không kiêng uống sữa. Cho trẻ ăn thêm ít nhất hai bữa so với những ngày không bệnh. 3- Cho trẻ tái khám đúng lúc: Một số diễn biến không thuận lợi cần đưa trẻ khám lại ngay như bỏ ăn, bỏ bú; bệnh nhiều hơn, mệt; khát nước; phân có máu; hoặc bất kỳ vấn đề gì khiến người nhà lo lắng.

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc cũng đưa ra một số biện pháp để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ như bà mẹ cần rửa tay sạch trước khi cho con bú; ăn uống hợp vệ sinh; nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn dặm đúng cách (nếu nuôi con bằng sữa bột thì cho uống sữa bằng ly và muỗng, không dùng bình cho bú, không cho ngậm vú cao su)...

Tỉ lệ nhiễm giun kim: 40% – 60%

Tiến sĩ Ngô Hùng Dũng- Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM - nhận định: Tỉ lệ nhiễm các loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim ở VN rất cao. Đối với giun kim, tỉ lệ trẻ mẫu giáo nhiễm từ 40% - 60%, có trường hợp 100% trẻ đều nhiễm.

Bác sĩ Cao Thị Huỳnh Anh - Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM - đưa ra một số triệu chứng để nhận biết và cách phòng ngừa các loại giun thường gặp. Chẳng hạn, giun đũa gây ra triệu chứng kém ăn, ho, nổi mề đay, phát ban. Giun trưởng thành ở bụng gây đau bụng quanh rốn hay thượng vị, nổi gò ở bụng có thể gây tắc ruột. Giun chui vào ống mật, ống tụy dẫn đến viêm túi mật, viêm tụy, áp xe gan. Khi nhiễm độc thì trẻ lừ đừ, xanh xao, bụng ỏng, ăn kém ngon, chậm chạp, gắt gỏng... Giun móc gây triệu chứng viêm đỏ, nổi mụn nước ở vùng da ấu trùng xâm nhập, đau bụng, tiêu chảy, có thể gây tử vong do thiếu máu... Riêng giun kim khiến trẻ thường thức giấc, khóc đêm, đái dầm, ngủ nghiến răng, thỉnh thoảng tiêu lỏng, tiêu ra máu... Cách phòng ngừa các loại giun này là uống thuốc xổ giun định kỳ, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi tiêu, vệ sinh ăn uống, đi giày dép,...

Cần tẩy giun định kỳ, hàng loạt

Tiến sĩ Ngô Hùng Dũng nhấn mạnh giun ký sinh trong đường ruột không gây nên những triệu chứng cấp tính làm cho mọi người hoảng sợ mà thường chỉ biểu hiện bằng các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, đôi khi tiêu chảy, táo bón... Chính những triệu chứng không biểu hiện sự nguy hiểm đến tính mạng tức thời này làm cho mọi người ít quan tâm, hoặc nếu có quan tâm thì chỉ cho bé uống ngay một loại thuốc tẩy giun nào đó coi như giải quyết được vấn đề, như thế chỉ giải quyết tạm thời chứ không triệt để. Bởi lẽ thuốc chỉ có tác dụng tẩy giun đã trưởng thành chứ không có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể. Uống thuốc ngày hôm nay thì hôm sau vẫn có thể nhiễm nếu nuốt phải trứng giun hoặc bị ấu trùng giun chui qua da.

Để việc điều trị có ý nghĩa thì cần thiết phải điều trị định kỳ, hàng loạt (tẩy giun cho tất cả mọi người có nhiễm trong cùng một thời điểm). Đặc biệt là đối với học sinh các lớp mẫu giáo và cấp 1 vì độ tuổi này rất hiếu động và ý thức vệ sinh cá nhân thấp nên dễ nhiễm mầm bệnh có sẵn ở môi trường bên ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo